Gỏi và nộm có lẽ chỉ khác nhau tên gọi giữa 2 miền Nam và Bắc, nhưng là một món ăn được làm từ rau tươi, mà tiếng Anh gọi là salad?
Có lần nàng nghe người bạn ở Hà Nội nói, cô dâu miền Bắc mà không biết làm nộm su hào thì nguy to. Có lẽ nộm su hào là món rau trộn rất phổ biến ở phía Bắc Việt Nam chăng?
Dạo một vòng trên mạng, thấy có người nhầm lẫn củ su hào(Kohlrabi) và trái su su (Chayote). Cũng may là nàng chưa đến nỗi nhầm hai loại này. Nhưng đây là lần đầu tiên nàng ra tay làm gỏi su hào. Cũng vẫn cái cách làm nước sốt trộn gỏi gia truyền, chỉ thay thế phần nguyên liệu chính là su hào. Củ su hào ăn sống ngọt và giòn, ngon chi lạ! Không bỏ cái công vắt mỏi nhừ cả tay.
Nguyên liệu: (phần 2 người~4 người)
1/2 củ su hào
1/2 củ cà rốt
1/2 chén đậu phộng rang bơ muối
1 ít lá húng lủi (mint)
100 g thịt heo nạc (hoặc 3 chỉ)
100 g tôm loại trung
1/4 củ hành tây
10~20 cái bánh phồng tôm
Dầu chiên
Nguyên liệu cho nước sốt trộn rau:
1/2 trái chanh
2 tép tỏi
1 trái ớt xiêm
2 muỗng cà phê đường
1/2 muỗng cà phê muối
1/4 củ hành tây/ hoặc hành đỏ/ hoặc 4 củ hành ta
20 ml dầu olive
Cách làm:
1) Su hào gọt vỏ xanh bên ngoài, cắt sợi. Cho vào 1/4 muỗng cà phê muối, sóc đều. Để khoảng 5 phút.
Cà rốt gọt vỏ, cắt sợi. Cho vào một ít muối, sóc đều. Để khoảng 5 phút.
Sau đó, dùng tay vắt su hào và cà rốt cho ra hết nước.
2) Cho một nồi nước có bỏ vào một ít muối và 1/4 củ hành tây thái mỏng. Nước sôi, cho thịt heo vào luộc cho thịt chín. Lất thịt heo ra, cắt sợi.
Tôm lột vỏ, bỏ đường chỉ đen trên sóng lưng. Trụng vào nồi nước luộc thịt (2) cho đến khi tôm chín.
****** Đừng luộc tôm chín quá tôm sẽ bị teo lại, khô đi và mất ngọt.
Rắc một ít tiêu và muối lên tôm và thịt, trộn đều.
3) Làm nước sốt trộn rau:
Làm hành tham khảo ở đây. Sau khi hành đã trở nên màu đỏ, chắt lấy nước vào một chén nhỏ (*), xác hành đỏ cho vào chung với rau đã vắt hết nước ở (1). Cho ớt bỏ hột bằm nhỏ, tỏi ép nhỏ, đường và muối vào chén (*), trộn đều. Nêm lại cho vị trung hoà chua-ngọt- mặn vừa miệng ăn.
4) Trộn (1) (2) (3) với húng lủi cắt sợi, đậu phộng giã nhỏ đều với nhau.
Ăn với bánh phồng tôm.
*************************************
Những bài viết trên "nồi niêu" dùng giấy phép của Creative Commons Attribution-Noncommercial 3.0 License. Nghĩa là có thể sử dụng những nội dung và hình ảnh trong "nồi niêu" ngoài mục đích kinh doanh. Nghiêm cấm dùng cho mục đích tư lợi mà không được sự cho phép của tác giả.
Bất cứ trích dẫn nào lấy từ "nồi niêu" phải được ghi xuất xứ và phải nối đường link trở lại với ngọn nguồn của nó. Vui lòng đừng sao chép.
*************************************
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
Chị Vân biết không. Mẹ em chỉ làm theo kiểu bà ngoại dạy kiểu nữa cũng với nliệu là su hào + carot + đậu phộng, nứoc mắm, đường, dấm, giống như chị. Nhưng ko cho tôm thịt, ăn giống như gỏi. Ngoài ra, ko ăn với rau húng nhũi mà ăn với rau kinh giới thái chỉ. Cũng ngon lắm đấy, bữa nào chị thử xem.
Thanks :) Mình sẽ thử làm chay nhưng có lẽ cũng phải dùng rau húng lủi vì rau kinh giới mình ăn không được.
Em cám ơn chị Vân món này nhé ! Ăn ngon lắm cho dù không có tôm thịt . Ox em thích ăn lắm ! Thanks chị !
Em thắc mắc 1 điều là tại sao phải vắt hết nước ạ ? Nếu như vậy nó mềm xèo, không còn giòn nữa.
Cách em xử lý su hào có hơi khác chị 1 tí, là su hào thái sợi, xong xóc với đường. Sau đó rửa sạch và ngâm thẳng vào nước lạnh (có 1 ít đá). Vớt ra để ráo, nó giòn giòn mà lại không còn hăng hăng mùi su hào nữa.
@ Trung: Cám ơn Trung đã chia sẻ kinh nghiệm hay! Ở VN làm gỏi thường phải vắt như thế cho ráo nước :( Tùy vào loại nguyên liệu mình thấy không vắt cũng không sao cả. Su hào vắt xong vẫn rất giòn, và nhờ thế nên gỏi khô ráo và không bị ra nước :)
Happy cooking nhé!
minh thi van nom su hao voi sua nua day ngon tuyet
Đăng nhận xét