Hôm trước có một bạn NÀO ĐÓ gửi ý kiến vào cái bài "nào đó" trên nồi niêu kèm địa chỉ của một trang web tiếng Việt nói về thực dưỡng (Macrobiotic). Nàng cũng có lò mò vào trang đó xem qua, không có ấn tượng chi lắm với nội dung trang web, nhưng cái từ "macrobiotic" tiếng Việt gọi "thực dưỡng" là một từ tiếng Việt mới đối với nàng. Trước giờ chỉ nghe từ món ăn dưỡng sinh.
Nhớ lúc còn ở Hiroshima, có người bạn rủ đi ăn cơm trưa ở một quán cơm bình dân gần ký túc xá. Gọi là bình dân vì cái quán ăn này nhìn từ bên ngoài trông lụp xụp lắm. Mái thấp lè tè, vách ván loang lỗ, mấy cái kệ cũ kỹ kê ra gần sát đường đi, từ thấp đến cao không theo một hệ thống, trên đựng lỉnh kỉnh các loại nguyên liệu thô và món ăn chế biến sẵn cho khách mua mang về nhà. Thụt sâu vào trong một tí là cái cửa kéo ngăn cách góc bán nguyên liệu với quán ăn. Đi ngang qua quán nhiều lần nhưng chưa bao giờ nàng nghĩ rằng đó là tiệm thức ăn thực dưỡng mắc tiền ....cho đến cái ngày đi ăn trưa với bạn. Món ăn ở đây được chế biến từ những nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như rau củ, gạo lức, đậu tương, mè... và đặc biệt là thực phẩm không dùng gia liệu/phân bón hóa học.
Đó là lần đầu tiên nàng được tiếp xúc với món ăn dưỡng sinh. Sau đó, để ý lại thấy có nhiều nhà hàng thực dưỡng mọc lên hơn, có cái xuất hiện ngay khu ăn uống sang trọng ở trung tâm thành phố. Và đặc biệt, cái sự quan tâm của nàng tăng lên bội phần sau khi xem một chương trình tivi nói về khuôn khổ ăn uống của ca sĩ Madonna với việc thuê riêng một đầu bếp người Nhật nấu món dưỡng sinh.
Cái tên "makurobiotikku ryouri" (マクロビオティック料理)từ đó có tác động lên nàng mạnh mẽ lắm, nhưng chỉ dừng chân lại ở ngưỡng tò mò chứ chưa thực sự đi vào ngâm cứu học hỏi.
Có ai chuyên sâu lĩnh vực này trả lời hộ nàng cái món ngưu bảng trộn mè ở đây có được cho là món ăn dưỡng sinh không?
Nàng chỉ biết rằng nó là một trong những món ăn bình dân, (thỉnh thoảng) có mặt trong những bữa ăn hằng ngày ở gia đình Nhật. Nàng túm cách làm món này ở đây vậy.
Nguyên liệu:
ít khúc ngưu bảng (gobo root)
một ít mè rang
nước tương
mirin
Cách làm:
1) Dùng sóng dao nạo sạch phần vỏ gưu bàng, ngâm vào tô nước có pha một tí dấm.
2) Bắt nồi nước có bỏ vào tí muối, cho ngưu bàng vào để sôi khoảng 7~10 phút, luộc chín.
(Hoặc dùng nước vo gạo nấu với ngưu bàng, luộc chín, đem rửa lại sạch). Sau đó, dùng chày đập giập.
4) Cho mè vào cối, dùng chày nghiền mè nát. Cho vào mè một ít nước tương và mirin, trộn đều. Sau đó cho ngưu bàng đập giập vào trộn đều.
Gắp ra đĩa.
*************************************
Những bài viết trên "nồi niêu" dùng giấy phép của Creative Commons Attribution-Noncommercial 3.0 License. Nghĩa là có thể sử dụng những nội dung và hình ảnh trong "nồi niêu" ngoài mục đích kinh doanh. Nghiêm cấm dùng cho mục đích tư lợi mà không được sự cho phép của tác giả.
Bất cứ trích dẫn nào lấy từ "nồi niêu" phải được ghi xuất xứ và phải nối đường link trở lại với ngọn nguồn của nó. Vui lòng đừng sao chép.
*************************************
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
Đầu Cọ còn không biết Ngưu bảng ra sao. Món này giống đồ chay mà Đầu Cọ lại không thích ăn chay :)
ha...ha....Đầu cọ này hổng phải ở chùa rồi ;)
Đầu cọ có mê Kim Dung không nhể? Nếu đã đọc qua cuốn "Đơn kiếm diệt quần ma" thì chắc nghe đến cái tên củ Hoài Sơn.(theo google search, chứ nồi niêu chưa đọc truyện này nha)
Củ Hoài Sơn là tên gọi khác của Ngưu bảng. Ở Việt Nam (hình như) không có/ chưa có xuất hiện. Nhưng nó rất phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản.
ah nếu là hoài sơn thì ở VN cũng có, nhưng mình chỉ thấy dạng khô màu trắng có bán trong các tiệm thuốc bắc. Còn củ tuơi thì chưa thấy. Thỉnh thoảng mình hay mua về nấu sâm bổ lượng.
Củ ngưu báng em thấy có bán ở các siêu thị ( Maximark, Coop Mark) dưới dạng củ tươi, dài hơn nửa mét, còn vỏ đen bên ngoài,thường được trưng ở hàng rau quả tươi lạnh.
Hoài sơn là củ mài, không phải là Ngưu báng (bàng, bảng).
cái lúc mà chị pót bài này lên thì đã có cái củ này ròy, nếu như người nào theo PP Ohsawa thì biết rất rành về củ này.
cái món mà chị làm , có thể coi là Dưỡng Sinh nhưng nếu thực sự nếu cái món này mà nấu vì sức khỏe theo tinh thần Dưỡng Sinh thì còn phải "bẻ" nhiều công đoạn lắm. Thứ nhất trước hết là chị phải xem củ và mè xuất xứ từ đâu, có phải là ỏrgânic hay k? Xuất xứ trong phạm vi quá 1000km thì coi như là k đúng chỉ tiêu của DS vì theo nguyên lý sinh thái học ở phương Đông thì " Thân Thổ Bất Nhị"- chắc là mọi ng đều hiểu ý câu này , nhưng thực chất mà nói, sống trên ÚS này thì hơi bị khó nói chuyện về vụ "Thân Thổ Bất Nhị", và việc có " thiên nhiên - ỏrgânic" hay k? thì chẳng thể nào biết đc. Vì theo kinh nghiệm của bản thân thấy rằng cái loại mà đc công nhận " ỏrgânic của ÚSĐÂ " đó cũng chẳng thể nào tin tưởng nổi. CHo vd là rau, củ nếu dùng phân hoá học thì sẽ có thời gian lên tới gần 1 tháng tồn trữ và còn độ tươi thậm chí k dùng cái mẹo là dùng giấy báo gói lại cũng vẫn như vậy. Rau k dùng phân hóa học chắc chẳng bao h giữ được thời gian lâu như vậy. Thêm 1 điều nữa để phân định có đúng TD hay k thì hãy coi 4 kỹ thuật căn bản : sử dụng muối , lửa, thời gian và sức ép. NÓi về vấn đề kỹ thuật này thì phải tìm hiểu kỹ về Dưỡng Sinh. CHắc là sau khi đọc những dòng này xong , mọi người khỏi muốn tìm hiểu về vấn đề này ...haha.
Cám ơn chị đã đưa 3 cái món này lên blog, web nhà " Dưỡng SInh" có thêm nhiều người đầu bếp như chị; cô Diệu MInh, BAS là 1 trong những đầu bếp của web nhà DS;món ăn của DS sẽ ngày càng phong phú hơn, nhưng phải theo tinh thần DS :)
Đăng nhận xét