Đậu hũ nước tương

Một trong những món ăn giàu chất đạm phải nói ngay đến đậu hũ.
Lâu lắm rồi không có cơ hội để được nếm lại đậu hũ của Việt Nam, nhưng lục lại trong đống ký ức cũ kỹ, nàng vẫn nhớ mang máng cái vị hăng hắc của đậu hủ tươi ấy. Có lần đọc báo, nàng biết được có tình trạng trộn lẫn thạch cao vào đậu hủ vì người sản xuất hám tiền lợi nhuận. Đạt được niềm tin rất khó, nhưng đánh mất niềm tin rất chi là đơn giản. Cái nhớ vị hăng hắc của nàng chắc chỉ là định kiến từ khi đọc báo đấy thôi.
Hình minh họa ở trên là một món ăn bình dân ở Nhật. Đậu hũ tươi mua về, cắt khối nhỏ vừa ăn. Bên trên để hành lá và gừng củ mài nhuyễn. Trước khi ăn chan nước tương Nhật lên. Đơn giản thế thôi, nhưng ăn rồi sẽ bị nghiện. Vì cái béo và mát của đậu hũ nguyên chất quyện với vị thơm và cay của gừng, vị đậm đà của nước tương Nhật.
Một trong những người bạn Nhật chỗ thân thiết của nàng, chỉ với một đĩa đậu hũ như thế và một lọ nước tương trên bàn, mà mỗi tối, sau khi đi làm về, gác chân lên đùi, "ăn" hết bao nhiêu lon bia. Nói là "ăn" bia, vì cô ấy uống bia như uống nước lã vậy, bia là món chính, không thể thiếu.
*********************************************
Những bài viết trên "nồi niêu" dùng giấy phép của Creative Commons Attribution-Noncommercial 3.0 License. Nghĩa là có thể sử dụng những nội dung và hình ảnh trong "nồi niêu" ngoài mục đích kinh doanh. Nghiêm cấm dùng cho mục đích tư lợi mà không được sự cho phép của tác giả.
Bất cứ trích dẫn nào lấy từ "nồi niêu" phải được ghi xuất xứ và phải nối đường link trở lại với ngọn nguồn của nó. Vui lòng đừng sao chép.

*****************************************

5 nhận xét:

vyvynguyen nói...

ủa? vậy chứ không nấu nướng gì hả chị? Chỉ chan nước tương lên thôi sao? Đậu hủ trộn thạch cao.. (cái này em có nhớ mang mang, dường như hồi xưa em có học nghề Dinh Dưỡng, thì đấy là cách để đậu hủ đông lại đó chị. Hồi đó em cũng ngạc nhiên lắm, cứ hỏi chẳng lẽ thạch cao nặn tượng ăn được hả? Thì đc giải thích rằng, với một lượng rất ít thôi và thạch cao dùng để nấu đậu hủ khác với thạch cao nặn tượng. Lúc đó chỉ mới 14, 15 tuổi, đâu có cần biết chi nhiều. Thế là nghiễm nhiên tin rằng, muốn làm đậu hủ thì phải có thạch cao, không thôi đậu hủ không đông.
Thậm chí, trong sách dạy nấu ăn của Triệu Thị Chơi hồi xưa - cái thời mà quyển sách bằng giấy đen xì ấy, còn hình minh họa là hình vẽ và vài tờ hình trắng đen) có hướng dẫn nấu "tàu phớ", "tàu phở" (theo cách gọi của người Bắc) còn người miền Tây như em chỉ gọi đơn giản là tàu hủ nước đường - có hướng dẫn công thức là cho thêm 1 muỗng cà fê bột thạch cao vào sữa đậu nành để nấu thành tàu hủ đó chị.
Chị có thể đọc tiếng Nhật được, không biết có tài liệu nào dạy làm tàu hủ theo kiểu Nhật không hả chị?

VanPham nói...

Đậu phụ, đậu hũ, đậu hủ, tàu phớ, ....nhiều cách gọi quá, nhưng chắc chỉ là một nhể?
Tiếng Nhật là Tofu, có vẻ gần với cách gọi của người miền Bắc quá ha.
Chị đã đọc đâu đó hay từ cái tin này cũng nên.
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/05/3B9DEB1F/

Cách làm đậu hũ của Nhật thì có đó, chị cũng có ý định làm thử, nhưng chưa làm sao mua được cái khuôn gỗ chuyên để ép đậu. Hổm nào sắm đủ đồ nghề, và quan trọng là đủ năng lượng trong người để tiến hành thì chị sẽ báo cáo thành phẩm liền cho hen.

Công thức đậu hủ Nhật dùng seawater bittern để làm kết đông, một chất chiết xuất từ nước biển sau khi lấy ra chất muối.

Nặc danh nói...

Dùng nhiều cách làm đậu hũ không cần thạch cao lắm am enchorp ơi mà một lượng gypsum nhỏ bỏ vào nồi đậu hũ cho nó đông và em ăn ít thì OK chứ ăn như bạn của nồi niêu thì đừng nha :))

Liên ròm WTT

VanPham nói...

í, chị Liên ui, đậu hũ Nhật làm không có dùng thạch cao à, nó dùng nigari (tiếng Nhật), tiếng Anh là seawater bittern. Cái chất này chiếc xuất từ nước biển tự nhiên. Nó được cho là món quà vô giá từ thiên nhiên, từ biển đấy :)). Cái chất này được nói là tốt cho da, và ăn kiêng cho khỏi mập đấy....nên em nghĩ đậu hủ của Nhật ăn nhiều vẫn tốt chứ nhể?

Nặc danh nói...

hic gypsum la thach cao day ah, chir ten khac thoi. con nigari la MgCl2

Đăng nhận xét