Nếu được hỏi: sống ở Mỹ, bạn thích gì nhất? Tôi sẽ không chần chừ mà trả lời ngay: tôi thích thư viện.
Đó là thư viện công cộng. Bất cứ công dân nào thuộc bang có thư viện đó đều có thể làm thẻ và sử dụng thoải mái theo quy định của thư viện. Và dĩ nhiên, hoàn toàn miễn phí.Thư viện chúng tôi hay sử dụng được cho là lớn nhất ở bang Arizona, Phoenix Public Library. Nó là một toà nhà lớn cao 6, 7 tầng. Mỗi tầng đặt rất nhiều kệ sách với vô vàng tài liệu được phân thành từng lĩnh vực riêng, có tầng chỉ để toàn băng đĩa,....Mỗi tầng có một bàn làm việc với 1 người quản thủ thư viện, và khoảng 10 cái máy vi tính để người sử dụng tự tra cứu tìm kiếm tài liệu mình tìm. Tất cả thông tin về tài liệu có trong thư viện đều được hiển thị rất cụ thể về số code chỉ vị trí, tình trạng tài liệu (đã có người mượn rồi hay chưa),..v.v...và dựa trên thông tin đó, người sử dụng tự tìm đến kệ đựng tài liệu mình cần, lấy nó ra mà hầu như không cần đến sự giúp đỡ của người quản thủ.
Sau khi đã tìm được tài liệu cần, muốn mượn về nhà ư? hình bên là người mượn đang làm thủ tục mượn sách. Bạn thấy đấy, nó là một cái máy, người mượn sách chỉ cần việc đặt cuốn sách lên trên máy, máy sẽ chụp và thâu vào thông tin của cuốn sách được mượn, rồi in ra một cái list sách đã được chụp. Người mượn sách cứ thế ôm sách về nhà, tha hồ thoả thuê ngâm cưú.
Điểm thích nhất ở đây là mỗi lần được mượn về nhà nhiều nhất là 35 cuốn sách, 10 cuốn phim video, 10 băng DVD, 10 đĩa CD, 3 trò chơi. Thời gian được mượn sách về nhà là 21 ngày, băng đĩa là 7 ngày. Tuy nhiên, nếu hết thời hạn này nhưng vẫn chưa đọc xong, người mượn vẫn có thể gia hạn tại nhà bằng cách vào mạng vi tính, điền vào thủ tục gia hạn tại trang web của thư viện.
Đây là chồng sách phục vụ cho sở thích của tôi mới rinh từ thư viện về nhà. Vẫn còn được mượn thêm nhưng vì không còn tay để mang ra xe nên đành mượn ít lại, chỉ 22 cuốn. Lần sau đi thư viện nhất định sẽ mang theo một cái vali lớn có tay kéo....
Thực sự ra những cái thư viện công cộng như thế này có được là nguồn thuế thu vào từ người dân trong tỉnh mà ra. Nên việc người dân được quyền sử dụng thoải mái vẫn là điều không khó để lý giải. Tôi ước gì ngày càng có nhiều công trình có ích hiện hữu trước mắt để người dân cho dù bị đóng thuế hằng năm đi chăng nữa vẫn phần nào được an ủi tí, bởi vì cái công sức lao động của mình bỏ ra được sử dụng một cách có ích. Đau đớn làm sao nếu cứ phải bị đóng thuế mà không biết nó đi vào cõi vô hình nào, ít ra thì cũng có những cái thư viện lớn hiện diện như thế này để phục vụ lợi ích người dân chứ nhỉ?
Ngày nào còn ở đây, thì tôi còn lui tới thư viện. Vì nó là công sức lao động của chúng ta mà? và nó cũng là kho tàng vô giá kết tinh từ chất xám kia mà? Phải sử dụng triệt để để không làm phí cái giá trị của nó.
*********************************************
Những bài viết trên "nồi niêu" dùng giấy phép của Creative Commons Attribution-Noncommercial 3.0 License. Nghĩa là có thể sử dụng những nội dung và hình ảnh trong "nồi niêu" ngoài mục đích kinh doanh. Nghiêm cấm dùng cho mục đích tư lợi mà không được sự cho phép của tác giả.
Bất cứ trích dẫn nào lấy từ "nồi niêu" phải được ghi xuất xứ và phải nối đường link trở lại với ngọn nguồn của nó. Vui lòng đừng sao chép.
*****************************************
1 nhận xét:
Chị ơi, em ước chi mà được lao động chăm chỉ ở nước ngoài và rồi được hưởng thành quả từ những gì mình làm ra. Ngày xưa còn bé được dạy rằng, phải lớn lên để làm người có ích cho đất nước. Chà, lúc đó chỉ ước thành bác sĩ, kỹ sư hay thầy giáo cô giáo gì, vì mấy người đó chứa bịnh, dạy học, hay xây dựng mừh.
Lớn lên một chút thì mới biết rằng nghề nào lương thiện cũng có ích cho đất nước hết, vì phải đóng thể mừh. Nhưng tui em là rau... còn mấy cha tham nhũng như Bùi Tiến Dũng là "sâu" khổng lồ không à (đánh bạc thua có ...ơ 1 triệu đô chứ mấy mà la lớn). Làm "quàiiii", đóng thuế "quài" mà có thấy dân trí khá lên, cứ bị gán cho là nước nông nghiệp hoài thì sao mà khá nỗi. Hỏng biết em có đang xây dựng đất nước hong, hay là cung phụng cho mấy con sâu đó cũng không biết.
Đăng nhận xét